Theo các chuyên gia y tế, thời tiết nồm ẩm là môi trường lý tưởng cho virus, vi khuẩn, tế bào nấm mốc sinh sôi, phát triển gây bệnh cho người, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ có sức đề kháng còn kém nên dễ nhiễm bệnh hơn.
Trời nồm ẩm, trẻ dễ khởi phát cơn hen (ảnh minh họa)
Thực tế ghi nhận, dù mới đầu năm, nhưng tại các bệnh viện đã có lượng bệnh nhân nhi nhập viện tăng vọt. Riêng số bệnh nhi mắc các bệnh về đường hô hấp tăng thêm khoảng 20-30% so với ngày thường.
Để hạn chế tình trạng này, các chuyên gia y tế khuyến cáo các bố mẹ nên chú ý vệ sinh môi trường sống cho trẻ, chăm sóc trẻ về dinh dưỡng, vận động hợp lý và cần điều trị kịp thời cho trẻ khi có các dấu hiệu nhiễm bệnh.
- Những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo. Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy hút ẩm, quần áo khi mặc nên sấy, là khô lại nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ. Trong phòng cũng không nên sử dụng thảm trải sàn. Đặc biệt cần chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình. Đã có rất nhiều trường hợp lên cơn hen cấp tính phải nhập viện, sau khi cho trẻ chơi, đọc những quyển sách đó khiến trẻ hít phải bụi, mốc từ sách và lên cơn hen.
- Đặc biệt cần chú ý đến những trẻ trong lứa tuổi mẫu giáo, nhà trẻ. Vì ngoài những nguy cơ đã nói trên do môi trường, thời tiết, thì ở trên lớp học, trẻ còn thêm nguy cơ do phải tiếp xúc với nhiều người. Có những trẻ thì biểu hiện bệnh ra ngoài, nhưng cũng nhiều trường hợp trẻ ủ bệnh chưa biểu hiện ra, tiếp xúc gần với các trẻ này nguy cơ lây nhiễm các bệnh đường hô hấp là rất cao. Do đó, ở lớp cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, phòng ốc khô ráo. Dụng cụ vệ sinh như khăn mặt, chăn chiếu nên dùng riêng. Trẻ bị ốm không nên đưa tới lớp để tránh lây lan cho các trẻ khác.
- Trẻ em là đối tượng “nhạy” với thời tiết nhất, nên rất dễ nhiễm bệnh. Vì thế, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra phản ứng cơ thế của trẻ. Trẻ cần được uống đủ nước và ăn đồ ăn dễ tiêu hoá, ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng, phòng bệnh”.
Điều trị hen phế quản cho trẻ em
Điều trị hen phế quản phải theo phác đồ tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thuốc sử dụng chủ yếu là thuốc giãn phế quản (salbutamol, terbutalin, theophylin…), kháng viêm, ức chế miễn dịch corticoid.
Mặc dù việc sử dụng thuốc tân dược trong cơn hen cấp là bắt buộc nhưng về lâu dài các thuốc này gây ra nhiều tác dụng không mong muốn tác hại không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ví dụ Salbutamol có tác dụng phụ run cơ, tăng nhịp tim, tăng đường máu…; corticoid dùng lâu dài gây rối loạn chuyển hóa, loét dạ dày tá tràng, mục xương ở trẻ em, đái tháo đường, tích nước v.v… Hiện chưa có thuốc điều trị tận gốc và hoàn toàn bệnh hen phế quản.
Điều trị hen phế quản phải theo phác đồ tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh (ảnh minh họa)
Một hướng điều trị mang lại nhiều lợi ích hơn cho bệnh nhân hen phế quản đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và phát triển là kết hợp thảo dược trong các phác đồ điều trị hen phế quản cho trẻ em và người lớn.
Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học CHLB Đức năm 1998 ( H.J. Mansfeld, H. Höhre, R. Repges, u. Dethlefsen) và năm 2014 (S. Zeil, U. Schwanebeck, C. Vogelberg) cho thấy việc điều trị tăng cường với chiết xuất lá cây thường xuân (gọi là EA 575 ™ trong si rô ho Prospan®) giúp cải thiện đáng kể chức năng phổi của trẻ em mắc hen suyễn. Hoạt chất này có tác dụng giãn phế quản, giúp tăng lưu thông khí, giảm thể tích khí cặn và vì vậy có lợi cho trẻ bị hen suyễn. Mặt khác, chiết xuất thảo dược này được dung nạp rất tốt ở trẻ, hầu như không có tác dụng phụ nào được ghi nhận sau quá trình sử dụng thuốc trong 30 ngày với liều 2 x 5 ml/ngày Prospan® Cough Syrup cho trẻ 6 đến 11 tuổi.
Đăng nhận xét